Chú thích Trần_Văn_Minh_(lục_quân)

  1. Trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1950-1975) có 4 vị tướng cùng tên Minh. Trước năm 1963 mới chỉ có 2 vị cùng cấp Trung tướng là: Dương Văn Minh (1916-2001) và Trần Văn Minh (1923-2009), nên khi nói đến 2 ông phải kèm theo biệt danh: "Minh Lớn" là tướng Minh (Dương) (vì ông có thể hình to và cao), "Minh Nhỏ" là tướng Minh (Trần).
    Sau năm 1963 có thêm 2 vị nữa cũng cùng cấp Trung tướng là: Nguyễn Văn Minh (1926-1906) và Trần Văn Minh (1932-1997), khi nói đến cũng phải kèm biệt danh: "Minh Đờn" là tướng Minh (Nguyễn) (do khi còn là học sinh, ông đã từng là nhạc công Guitar đệm nhạc cho các phòng trà ở Sài Gòn), "Minh Đen" là tướng Minh (Trần) (do màu da của ông sậm hơn 3 ông kia).
    Do đó, 2 vị trùng cả họ và tên Trần Văn Minh được thêm biệt danh theo nguyên lai binh nghiệp: Minh "Lục quân" (SN 1923) và Minh "Không quân" (SN 1932).
  2. Trong tổng số 10 sĩ quan người Việt xuất thân từ trường Võ bị Tông, sau này là những sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng hòa:
    Cấp Trung tướng: Trần Văn Minh, Trần Văn Đôn, Thái Quang Hoàng, Linh Quang Viên, Nguyễn Văn VỹNguyễn Văn Là.
    Cấp Thiếu tướng: Nguyễn Văn VậnTrần Tử Oai.
    Cấp Đại tá: Đặng Đình Đán (sinh năm 1918, nguyên Cục trưởng Cục Chính huấn, giải ngũ năm 1968) và Hoàng Văn Tỷ (sinh năm 1919, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Quân huấn, giải ngũ năm 1970).
  3. Khai diễn ngày 26 tháng 4 năm 1954, bế mạc ngày 20 tháng 7 cùng năm.
  4. Tiền thân của trường Chỉ huy Tham mưu sau này.